vietnam war pictures
Headlines News :

slider

Latest Post

10 điểm du lịch hấp dẫn ở Nha Trang

Written By VietNam Amazing on Sunday, April 14, 2013 | 9:22 PM


Được mệnh danh là thiên đường miền biển, ở Nha Trang có rất nhiều điểm tham quan du lịch thú vị mà bạn khó lòng khám phá hết chỉ trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu quỹ thời gian quá hạn hẹp, bạn có thể chọn một vài nơi trong số những địa điểm sau:
1. Vinpearl Land 
Toạ lạc trên đảo Hòn Tre với những bãi biển trong xanh quanh năm, Vinpearl Land được biết đến như “thiên đường của miền nhiệt đới”. Ngoài những khách sạn sang trọng, những khu vườn tuyệt đẹp, hồ bơi nước ngọt lý tưởng, nơi này còn thu hút du khách với khu trò chơi cảm giác mạnh và những rạp chiếu phim 4D hoành tráng. Vé tham quan đảo bao gồm vé cáp treo và chơi trò chơi: 450.000VND/người lớn; 350.000VND/trẻ em (1,0m – 1,4m).
Di chuyển: Bằng cáp treo hoặc ca nô từ trung tâm thành phố Nha Trang
Thời gian tham quan, tắm biển và nghỉ ngơi: Tối thiểu 1 ngày
Vinpearl Land
Vinpearl Land

2. Đảo Hòn Mun
Tắm biển tại đảo Hòn Mun
Tắm biển tại đảo Hòn Mun
Hòn Mun có làn nước trong veo và hệ sinh thái san hô đẹp lộng lẫy, đã được Quỹ Ðộng vật hoang dã thế giới (WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam. Đến Hòn Mun, du khách không thể bỏ qua những hoạt động như: Bar nổi trên biển, lặn biển khám phá san hô, thuyền đáy kính…
Di chuyển: Đi tàu từ bến tàu du lịch Cầu Đá, TP.Nha Trang (có thể tham gia tour 4 đảo với giá khoảng 150.000đ/người)
Thời gian tham quan: Tối thiểu 5 giờ


3. Đảo Hòn Tằm
Bãi tắm ở đảo Hòn Tằm
Bãi tắm tuyệt đẹp ở đảo Hòn Tằm
Đảo có diện tích khoảng 110 ha, cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Từ Hòn Tằm có thể nhìn thấy cả thành phố Nha Trang ở hướng Bắc và bán đảo Cam Ranh ở phía Nam. Ngoài bãi tắm tuyện đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với hoạt động khám phá biển bằng tàu đáy kính cũng như dịch vụ lặn biển ngắm san hô.
Di chuyển: Theo tour 4 đảo
Thời gian tham quan: Tối thiểu 3 giờ



4. Vịnh Ninh Vân
Vịnh Ninh Vân
Khung cảnh đẹp tĩnh lặng ở vịnh Ninh Vân
Cách thành phố biển Nha Trang khoảng 60 cây số, nằm trên bán đảo Hòn Mèo, vịnh Ninh Vân mang đậm nét hoang sơ và thuần khiết. Nơi đây đặc biệt thích hợp cho những ai muốn tìm cảm giác thư thái trong không gian biển tĩnh lặng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngắm san hô, lặn biển hay thử chơi lướt sóng, lướt ván, đi thuyền Kayak.
Di chuyển: Từ Nha Trang, đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 20 phút để đặt chân đến vịnh biển xinh đẹp này.
Thời gian tham quan: Tối thiểu 12 giờ


5. Viện Hải dương học Nha Trang
Tham quan Vien Hai duong hoc
Viện Hải Dương học là nơi lưu giữ rất nhiều loài sinh vật biển kỳ lạ
Viện Hải dương học được thành lập vào năm 1923, tọa lạc ở số 1, Cầu Đá cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Nơi đây có trên 20.000 mẫu vật của 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt được sưu tầm và gìn giữ trong nhiều năm. Đặc biệt, đến Viện Hải dương học bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ.

Di chuyển: xe máy hoặc taxi

Thời gian tham quan: 2 – 4 tiếng



6. Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar
Khu di tích Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc cổ kính hoàn mỹ của người Chăm, cách trung tâm Nha Trang 2km về phía Bắc. Quần thể di tích gồm bốn ngôi tháp, hai miếu thờ, tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở).
Sau khi tham quan Tháp Bà Ponagar bạn có thể kết hợp đi tắm bùn tại khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà ngay gần đó. Giá vé khoảng 100.000VND/người ở hồ tập thể (từ 15 – 20 người) hoặc từ 250.000VND/người nếu sử dụng hồ riêng.
Di chuyển: Xe máy giá thuê khoảng 120 – 150.000VND/ngày hoặc đi taxi
Thời gian tham quan: tối thiểu 5 giờ
7. Hòn Chồng – Hòn Vợ
Hòn Chồng
Cụm đá Hòn Chồng
Điểm tham quan này cách trung tâm thành phố khoảng 3km về hướng Đông Bắc. Hòn Chồng một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển. Một nhóm đá khác nhỏ hơn, nằm dưới chân đồi phía Đông, gọi là Hòn Vợ. Không gian của Hòn Chồng gần như tách biệt với không gian nhộn nhịp của phố phường. Nơi đây cũng là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất.
Di chuyển: Xe máy, xe bus hoặc taxi
Thời gian tham quan, tắm biển: 3 – 8 giờ


8. Vịnh Vân Phong
Vinh Van Phong
Cảnh biển tuyệt đẹp ở vịnh Vân Phong
Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 40km về phía Bắc. Nơi đây thu hút du khách với vẻ đẹp hoang sơ của quần thể đảo lớn nhỏ và màu xanh trong của những vịnh nhỏ hơn ở bên trong.
Di chuyển: Có hai hướng đến vịnh, một là lênh đênh trên thuyền theo đường biển từ vịnh Nha Phu, hai là đi ô tô hoặc xe máy từ thành phố Nha Trang.
Thời gian tham quan: Tối thiểu 12 giờ



9. Bãi biển Đại Lãnh
Bãi biển Đại Lãnh
Bãi biển Đại Lãnh thu hút rất đông du khách
Bãi biển Đại Lãnh thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nằm bên quốc lộ 1A, cách Nha Trang khoảng 80km về phía Bắc. Sau khi vùng vẫy thỏa thích dưới dòng nước, du khách có thể thuê thuyền máy tham quan làng chải Khải Lương, Đầm Môn, cảng Vũng Rô, hay vào làng Đại Lãnh khám phá đời sống của dân chài…
Di chuyển: Taxi hoặc xe máy
Thời gian tắm biển và tham quan: Tối thiểu 12 giờ



10. Chợ Đầm Nha Trang
Chợ Đầm Nha Trang
Chợ Đầm hay còn gọi là Trung tâm thương mại Nha Trang
Đây là một công trình kiến trúc đẹp, tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố biển Nha Trang. Chợ Đầm bán rất nhiều đồ lưu niệm và sản vật địa phương. Ở đây cũng tập trung hải sản rất phong phú, đặc biệt là hải sản khô.
Di chuyển: Đi bộ hoặc xe máy, taxi
Thời gian tham quan mua sắm: 2 – 3 giờ

Hấp dẫn như bánh khọt Vũng Tàu

Hấp dẫn như bánh khọt Vũng Tàu


 Hấp dẫn như bánh khọt Vũng Tàu 1
Bánh khọt nguyên bản Vũng Tàu tại quán Khanh gần cư xá Bắc Hải (quận 10)
Nhắc đến món bánh khọt, người ta hay liên tưởng đến 2 phiên bản riêng biệt: phiên bản dân dã miền Tây với phần bánh dày có màu vàng, phủ lên đậu xanh, mỡ hành, một chút nước cốt dừa cùng tép tươi ở phía trên... và phiên bản Vũng Tàu với đế bánh mỏng cùng mỡ hành, tôm tươi và tôm cháy giã nhuyễn. Nếu đặt 2 phiên bản này cạnh nhau, khó có thể kết luận chúng có chung họ "bánh khọt" bởi màu sắc và hình dáng quá khác biệt. Có chăng là cùng một loại khuôn đổ hình tròn có nhiều lỗ cũng như nguyên liệu chính từ bột gạo. Ngoài ra, cách đổ bánh và nguyên liệu của bánh khọt cũng tương tự với món bánh căn của vùng Nam Trung Bộ, nên có lúc người ta gọi vui bánh khọt là "bột gạo chiên" vì lúc nào cũng ngập trong dầu, còn bánh căn là "bột gạo nướng" vì sử dụng rất ít dầu lúc đổ bánh.
Ở miền Tây, bánh khọt được bán như một món ăn bình dân, rẻ tiền, ai cũng có thể làm được. Hình ảnh quen thuộc thường thấy ở một quán nhỏ ven đường là khuôn bánh khọt nhỏ nhỏ làm từ đất nung đỏ au (khoảng 8 lỗ), một thố rau cùng bình nước mắm thật to. Thật đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm như chính sự mộc mạc của người dân nơi đây. Còn ở Vũng Tàu thì hoàn toàn khác. Nếu bạn ghé qua những khu chuyên bán bánh khọt như trên đường Nguyễn Trường Tộ chẳng hạn, sẽ thấy nghi ngút khói cùng vô số khách đang chờ đến lượt mình. Một quầy bánh khọt Vũng Tàu phải ít nhất từ 2 khuôn đổ bánh trở lên, và một khuôn đổ được ít nhất 50 bánh/lần mới đáp ứng được nhu cầu của khách. Khuôn đổ không làm từ đất nung mà bằng gang, đáy nông hơn và có nắp riêng cho từng lỗ bánh. Người đổ bánh phải đeo khẩu trang (vì khói bốc ra ngùn ngụt), mở đóng nắp liên tục để lấy bánh ra. Khong thong dong như bánh khọt miền Tây, bánh khọt Vũng Tàu là một sự hối hả, đôi khi kèm theo chút bực mình vì phải chờ quá lâu (nhưng rồi cũng lắng xuống phần nào khi dĩa bánh nóng hổi được bưng ra).
 
Phần rau sống ăn kèm bao gồm cải xanh, xà lách, tía tô, dấp cá
Pha bột là công đoạn quyết định một cái bánh khọt đạt chuẩn. Bột gạo làm bánh khọt không kén gạo, loại gạo cứng hay mềm cơm gì cũng có thể dùng được. Gạo được vo sạch ngâm nước qua một đêm rồi xay bột bằng cối đá. xay xong dùng cái rây gạn cho hết mày gạo rồi cho vô bồng bột dằn để bột ráo nước. Xong lấy bột ra cho vào thau, cho thêm bột năng vào để bánh thêm dẻo và trong. Nếu bột pha đặc quá sẽ khiến cho bánh bị bở, còn lỏng quá bánh sẽ bị mỏng.
Nhân bánh khọt Vũng Tàu rất đơn giản, chỉ bao gồm tôm tươi và tôm cháy, mỡ hành phủ lên trên. Một số phiên bản sau này như Bánh khọt Cô Ba có thêm thắt một số nhân mới như mực, chả cá hay sò điệp. Tuy nhiên tôm tươi vẫn là cách ăn phổ biến nhất. Bên cạnh tôm tươi, thì tôm cháy là một "nhận diện" thú vị của món bánh này. Tôm tươi giã nhuyễn rồi bắt lên bếp, cháy cho đến khi mịn và khô là có thể dùng được.
Quán bánh khọt nhỏ xíu nằm trên đường Đồng Nai (khu cư xá Bắc Hải, quận 10) náo nhiệt suốt ngày với vô số những quán cà phê lớn nhỏ. Đầu bếp Thảo của quán cũng là của chi nhánh gốc ở số 14 Nguyễn Trường Tộ, Vũng Tàu. Món bánh khọt ở đây hầu như vẫn giữ được nét riêng của phiên bản Vũng Tàu, chỉ đơn giản là tôm tươi, một chút mỡ hành và tôm cháy. Dĩa bánh khọt nóng hổi dọn ra cùng tô rau sống với cải xanh, xà lách, tía tô, dấp cá... cùng tô đồ chua (đu đủ thái sợi), chỉ cần nhìn qua đã thấy ngon rồi. Cuộn bánh với xà lách rồi chấm vào chén nước mắm đặc trưng mới thấy hết cái độc đáo của món ngon này: vỏ bánh mềm rụm, nhanh chóng hòa với nước mắm rồi như chảy tan ra trong miệng. Lúc đó mới thấy hết cái ngọt của tôm tươi, của bột bánh, mùi thơm của rau và mỡ hành...

Không cần ra Vũng Tàu bạn cũng có thể thưởng thức món bánh khọt độc đáo ngay tại khu cư xá Bắc Hải sầm uất này. Đó có lẽ là đặc ân của Sài Gòn, nơi hội tụ gần như đầy đủ tinh hoa ẩm thực Việt.
Tân Nhân

Những bức ảnh thú vị về Hà Nội xưa và nay

Rất nhiều người thường đặt câu hỏi vì sao Hà Nội xưa đi vào thơ ca và những ca khúc đẹp như thế? Vẻ đẹp của những những con phố, những ngôi nhà ngày xưa nay đã đi đâu giữa phố phường tấp nập của ngày nay? 

 
Lấy ý tưởng từ những bức ảnh xưa do người Pháp chụp và một vài bức ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh gia Hữu Bảo, người gắn bó với mảnh đất Hà Nội cung cấp, chúng tôi đi tìm lại những góc ảnh, góc phố xưa những ngày giáp Tết để thấy sự thay đổi của Hà Nội qua thời gian qua nhiều thời kì lịch sử.
Chợ Đồng Xuân nhìn từ phố Hàng Giấy. Ngày đó chợ Đồng Xuân chưa có những mái vòm bê tông do người Pháp xây dựng như bây giờ mà chỉ là những mái tôn. Ngôi chùa trong ảnh nay đã không còn, đường xe điện chạy qua ngã tư Hàng Khoai, Hàng Giầy cũng đã biến mất.
 
Chợ Đồng Xuân sau này được người Pháp xây thêm 5 vòm bằng bê tông kiên cố với kiến trúc cầu kỳ và đẹp.
Chợ Đồng Xuân ngày nay chỉ còn lại 3 vòm bằng bê tông. Chiếc vòm bê tông gần nhất nay đã phá bỏ để làm đường Cầu Đông, chỉ còn cột trụ bê tông bên góc đường.
Phố Hàng Buồm xưa kia với kiến trúc thuần Việt. Những ngôi nhà không hề bị lai căng hay ảnh hưởng bởi lối kiến trúc của người Pháp sau này. Những bức tường bê tông ngăn giữa các ngôi nhà như một ranh giới mang mô típ kiến trúc chung cho cả dãy phố.
 
Phố Hàng Buồm ngày nay đã khác nhiều.
 
Cửa hiệu Đức Hòa 90 phố Hàng Đào. Trong ảnh có thể thấy phụ nữ Hà Nội ra phố mặc áo dài. Trước cửa hiệu có hàng rào sắt để dựng xe đạp và ngăn việc dựng xe vào cửa kính.
Căn nhà 90 Phố Hàng Đào ngày nay.
Phố Hàng Bạc năm 1920 với rất nhiều căn nhà được thiết kế mang nhiều hơi hướng của kiến trúc phương Tây do người Pháp mang vào Việt Nam.
 
Phố Hàng Bạc ngày nay.
Ngã tư phố Hàng Cân - Lãn Ông của những năm 1980.
Ngã tư ngày nay với căn nhà cổ nhỏ bên đường còn lại cùng với lan can của căn nhà bên phải góc ảnh.
Ngã tư nhỏ của phố Nguyễn Siêu và Ngõ Gạch thế kỉ trước.
 
Ngã tư của ngày nay đã không còn thể nhận ra là cùng địa điểm với bức ảnh trên.
Căn nhà cổ tại phố Lương Ngọc Quyến gần ngõ Phất Lộc.
 
Căn nhà hiện nay đã không còn vì xuống cấp, chỉ còn lại góc nhà bên cạnh.
Căn nhà cổ có kiến trúc Pháp tại phố Châu Long.

 Căn nhà hiện nay, một bên nhà phía bên trái đã được sửa lại và cho thuê, kiến trúc bên ngoài cũng không còn giữ được nguyên bản như trước.
Bến xe cột đồng hồ ở chân cầu Chương Dương ngày nay. Cột đồng hồ được xây ngay cạnh Ô Trường Thanh (nay không còn) là lối vào khu phố cổ Hà Nội ngày nay. Chiếc đồng hồ được xây nhằm mục đích đem giờ quốc tế đến với cư dân sống tại đây nhằm đảm bảo chính xác thời gian trong việc buôn bán thay vì cách tính giờ theo canh của dân bản địa với cách tính 1 canh bằng 2 tiếng đồng hồ.
 
Chiếc đồng hồ nay đã không còn do việc xây dựng cầu Chương Dương. Có một chiếc đồng hồ được xây dựng cạnh đó nhưng không giống với chiếc đồng hồ thời Pháp.

Nhà thờ Lớn Hà Nội xưa ki.
Nhà thờ Lớn ngày nay không thay đổi so với trước nhiều. Giờ đây khu vực Nhà thờ Lớn luôn là điểm thu hút đông người vào mỗi ngày hay các dịp lễ lớn.
 
Khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trước kia.
Quảng trường ngày nay với nhiều nhà cao tầng được xây dựng và thay đổi khá nhiều 
Hoàng Nguyễn

Nhớ xe Lam Sài Gòn xưa

Xe lam bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm Lambretta của Italia, là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu, dành cho người lao động bình dân.
 
TIN BÀI KHÁC


 

Đây là một loại xe khách hay xe chở hàng có cấu trúc tương tự như xe tuktuk , hiện vẫn là phương tiện giao thông phổ biến tại một số nước trên thế giới như Sudan, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan...

 

Xe lam là loại xe thùng nhỏ có 3 bánh xe, gồm một cabin cho tài xế ngồi lái phía trước và một thùng xe để chở khách hay chở hàng phía sau. Tên gọi này có nguồn gốc từ các dòng xe 3 bánh Lambretta FD (dung tích xy lanh 123 và 150 cc), FLI (175 cc) và sau đó là Lambro 200, 550 (đều 198 cc) của hãng Innocenti, Italy.
Các dòng xe này lần lượt được nhập vào miền Nam Việt Nam từ đầu thập niên 1960 để thay thế xe ngựa thồ vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.

 

Các xe này được nhập ở dạng không đóng thùng, và tuỳ công năng chở người hay chở hàng sẽ được đóng thùng sau khi nhập. Bên cạnh đó, một số xe có kiểu dáng tương tự nhưng của các hãng khác (như Vespa...), ít gặp hơn, cũng được gọi là xe lam. Trong số gần 35.000 chiếc Lambro 550 xuất xưởng thì có 17.000 chiếc được xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

 

Giá một chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng nhưng đem lại nhiều lợi nhuận cho người chủ xe (theo lời 1 chủ xe: "Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết"). Đặc biệt, sau khi thống nhất năm 1975, các phương tiện cơ giới khác bị thiếu xăng hoặc thiếu phụ tùng thay thế không sử dụng được, thì xe lam được dùng làm phương tiện phổ biến rẻ tiền và bước vào thời vàng son.

Lúc đó, chỉ riêng thị xã Biên Hòa, có 6 hợp tác xã xe lam với khoảng 1.000 đầu xe đăng ký chở khách chính thức, với hàng triệu lượt khách mỗi năm, vì vậy mà có thời Biên Hòa được ví như là "thủ phủ xe lam". Sau này, xe được đem ra và phổ biến cả ở miền Bắc Việt Nam, cho đến thế kỷ 21.

 

Tại Việt Nam, từ năm 2004, sau khi Nghị định 23/2004/NĐ-CP ban hành (Nghị định quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại ô tô tải và ô tô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ), xe lam bị hạn chế và từ từ bị cấm hẳn. Xe lam cũng được nói đến trong âm nhạc, như bài Chuyến xe lam chiều của Vinh Sử, có câu:

... Trên chuyến xe lam đông người chiều nay
Nghe từng cô đơn nỗi niềm chua cay
Còn đâu một chuyến xe lam
Ngày nao mộng ước vô vàn
Nay kỷ niệm em một mình mang
(Theo VOVGT/Autonet)

Part 01

Editor’s Warning: The following photo collection contains some graphic violence and depictions of dead bodies.
(AP) Today, April 30th, marks the 35th Anniversary of the fall of Saigon, when communist North Vietnamese forces drove tanks through the former U.S.-backed capital of South Vietnam, smashing through the Presidential Palace gates. The fall of Saigon marked the official end of the Vietnam War and the decadelong U.S. campaign against communism in Southeast Asia. The conflict claimed some 58,000 American lives and an estimated 3 million Vietnamese.
The war left divisions that would take years to heal as many former South Vietnamese soldiers were sent to Communist re-education camps and hundreds of thousands of their relatives fled the country.
In Vietnam, today is called Liberation Day and the government staged a parade down the former Reunification Boulevard that featured tank replicas and goose-stepping soldiers in white uniforms. Some 50,000 party cadres, army veterans and laborers gathered for the spectacle, many carrying red and gold Vietnamese flags and portraits of Ho Chi Minh, the father of Vietnam’s revolution. In a reminder of how the Communist Party retains a strong grip on the flow of information despite the opening of the economy, foreign journalists were forbidden from conducting interviews along the parade route. The area was sealed off from ordinary citizens, apparently due to security concerns.
The photos below offer a look back at the Vietnam War from the escalation of U.S. involvement in the early 1960′s to the Fall of Saigon in 1975.

Captured: Vietnam and the 35th Anniversary of the Fall of Saigon

Picture 01. A South Vietnamese soldier holds a cocked pistol as he questions two suspected Viet Cong guerrillas captured in a weed-filled marsh in the southern delta region late in August 1962. The prisoners were searched, bound and questioned before being marched off to join other detainees. (AP Photo/Horst Faas)


Picture 02. A U.S. crewman runs from a crashed CH-21 Shawnee troop helicopter near the village of Ca Mau in the southern tip of South Vietnam, Dec. 11, 1962. Two helicopters crashed without serious injuries during a government raid on the Viet Cong-infiltrated area. Both helicopters were destroyed to keep them out of enemy hands. (AP Photo/Horst Faas)



Picture 03.3A Helmeted U.S. Helicopter Crewchief, holding carbine, watches ground movements of Vietnamese troops from above during a strike against Viet Cong Guerrillas in the Mekong Delta Area, January 2, 1963. The communist Viet Cong claimed victory in the continuing struggle in Vietnam after they shot down five U.S. helicopters. An American officer was killed and three other American servicemen were injured in the action. (AP Photo) 

 

 


Picture 04.Caskets containing the bodies of seven American helicopter crewmen killed in a crash on January 11, 1963 were loaded aboard a plane on Monday, Jan. 14 for shipment home. The crewmen were on board a H21 helicopter that crashed near a hut on an Island in the middle of one of the branches of the Mekong River, about 55 miles Southwest of Saigon. (AP Photo) 

 

 

Picture 05.Quang Duc, a Buddhist monk, burns himself to death on a Saigon street on June 11, 1963, to protest alleged persecution of Buddhists by the South Vietnamese government. (AP Photo/Malcolm Browne, File)

 

 


Picture 06.Flying at dawn, just over the jungle foliage, U.S. C-123 aircraft spray concentrated defoliant along power lines running between Saigon and Dalat in South Vietnam, early in August 1963. The planes were flying about 130 miles per hour over steep, hilly terrain, much of it believed infiltrated by the Viet Cong. (AP Photo/Horst Faas)  


Picture 07.A South Vietnamese Marine, severely wounded in a Viet Cong ambush, is comforted by a comrade in a sugar cane field at Duc Hoa, about 12 miles from Saigon, Aug. 5, 1963. A platoon of 30 Vietnamese Marines was searching for communist guerrillas when a long burst of automatic fire killed one Marine and wounded four others. (AP Photo/Horst Faas)


Picture 08.A father holds the body of his child as South Vietnamese Army Rangers look down from their armored vehicle March 19, 1964. The child was killed as government forces pursued guerrillas into a village near the Cambodian border. (AP Photo/Horst Faas)

 


Picture 09.General William Westmoreland talks with troops of first battalion, 16th regiment of 2nd brigade of U.S. First Division at their positions near Bien Hoa in Vietnam, 1965. (AP Photo)

 


Picture 010.The sun breaks through the dense jungle foliage around the embattled town of Binh Gia, 40 miles east of Saigon, in early January 1965, as South Vietnamese troops, joined by U.S. advisors, rest after a cold, damp and tense night of waiting in an ambush position for a Viet Cong attack that didn't come. One hour later, as the possibility of an overnight attack by the Viet Cong diasappeared, the troops moved out for another long, hot day hunting the elusive communist guerrillas in the jungles. (AP Photo/Horst Faas)

 

 


Picture 011.Hovering U.S. Army helicopters pour machine gun fire into a tree line to cover the advance of South PictureVietnamese ground troops in an attack on a Viet Cong camp 18 miles north of Tay Ninh, northwest of Saigon near the Cambodian border, in Vietnam in March of 1965. (AP Photo/Horst Faas, File)  


Picture 012.Injured Vietnamese receive aid as they lie on the street after a bomb explosion outside the U.S. Embassy in Saigon, Vietnam, March 30, 1965. Smoke rises from wreckage in the background. At least two Americans and several Vietnamese were killed in the bombing. (AP Photo/Horst Faas)  

 


Picture 013.Capt. Donald R. Brown of Annapolis, Md., advisor to the 2nd Battalion of the 46th Vietnamese regiment, dashes from his helicopter to the cover of a rice paddy dike during an attack on Viet Cong in an area 15 miles west of Saigon on April 4, 1965 during the Vietnam War. Brown's counterpart, Capt. Di, commander of the unit, rushes away in background with his radioman. The Vietnamese suffered 12 casualties before the field was taken. (AP Photo/Horst Faas)

 


Picture 014.U.S. soldiers are on the search for Viet Cong hideouts in a swampy jungle creek bed, June 6, 1965, at Chutes de Trian, some 40 miles northeast of Saigon, South Vietnam. (AP Photo/Horst Faas)  


Picture 015.The strain of battle for Dong Xoai is shown on the face of U.S. Army Sgt. Philip Fink, an advisor to the 52nd Vietnamese Ranger battalion, shown June 12, 1965. The unit bore the brunt of recapturing the jungle outpost from the Viet Cong. (AP Photo/Steve Stibbens)

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. vietnam war pictures - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger